Phiên chất vấn về quản lý tài chính, nợ công thu hút sự chú ý đặc biệt của dư luận
Cập nhật lúc: 16:50 16/11/2017
Phóng viên TTXVN ghi nhận ý kiến cử tri Hà Nội, Hải Phòng và Tuyên Quang về các vấn đề liên quan công tác quản lý thuế, giải quyết nợ đọng thuế; thanh tra, kiểm tra, chống thất thu thuế và các giải pháp để tăng cường quản lý nợ công an toàn, hiệu quả...
Cần nâng cao hiệu quả đầu tư công
Nhận xét về phiên chất vấn, cử tri Nguyễn Duy Phương (Tiến sĩ Quản trị kinh doanh, Khoa Quản trị kinh doanh trường Đại học Lao động - Xã hội) cho rằng, nhiều đại biểu đã đặt câu hỏi rất thẳng thắn, rõ ràng về vấn đề nợ công trong bối cảnh nợ công ngày càng tăng cao, áp lực trả nợ lớn, tính hiệu quả của sử dụng vốn vay, việc kiểm soát chi tiêu nợ công, giải pháp quản lý rủi ro, sự minh bạch của tài chính công, cũng như nêu vấn đề về trách nhiệm của Bộ trưởng Bộ Tài chính về quản lý nợ công quốc gia.
"Lại một lần nữa câu chuyện nợ công được bàn đến tại nghị trường Quốc hội. Đây là điều dễ hiểu vì thực tế nợ công gây đội vốn đầu tư, thất thoát rất nhiều tiền, làm ảnh hưởng xấu đến sức khỏe nền kinh tế. Người dân lo âu là Nhà nước đang phải trả tiền gốc, tiền lãi, trả bù lỗ cho các doanh nghiệp Nhà nước đã đầu tư không hiệu quả, đơn cử như 12 doanh nghiệp, tập đoàn vừa qua", cử tri Nguyễn Duy Phương bộc bạch.
Theo cử tri Nguyễn Duy Phương, để giải quyết vấn đề nợ công phình to, rất cần Chính phủ kiên quyết cắt giảm các dự án không hiệu quả, chưa cần thiết, đẩy mạnh cơ cấu lại nền kinh tế gắn với đổi mới mô hình tăng trưởng, nâng cao năng suất, hiệu quả và sức cạnh tranh của nền kinh tế.
Đặc biệt là phải minh bạch trong công tác lập dự án và đánh giá, thẩm định dự án, cơ chế đánh giá hiệu quả kinh tế - xã hội sau khi dự án đã đi vào khai thác sử dụng. "Trần nợ công là 65% GDP, nay đã sắp chạm trần. Trong khi đó, tiềm lực tài chính của đất nước yếu, nếu không có biện pháp từ bây giờ thì những khó khăn sẽ lớn lên, làm bất ổn kinh tế - xã hội, đe dọa sự phát triển”, cử tri Nguyễn Duy Phương lo ngại.
Đồng tình với ý kiến trên, cử tri Trần Thị Phương Diệp, cán bộ Ngân hàng Woori Bank tại Việt Nam (Cầu Giấy, Hà Nội) cho biết: Mức nợ công cùng với tình trạng bội chi ngân sách đang gây áp lực rất lớn cho Chính phủ. Cử tri lo ngại để có tiền trả nợ thì Nhà nước phải tiếp tục vay tiền để đảo nợ, tăng thuế để tăng nguồn thu; cắt giảm các khoản đầu tư cho phúc lợi xã hội như giảm trợ cấp cho giáo dục, y tế...
"Chính phủ phải sớm có những giải pháp căn cơ cho vấn đề nợ công. Với Nghị quyết 07 về "Cơ cấu lại ngân sách nhà nước, quản lý an toàn nợ công để đảm bảo nền tài chính quốc gia an toàn, bền vững", tôi tin rằng, Chính phủ sẽ giải quyết được bài toán này", cử tri Trần Thị Phương Diệp nói.
Cũng bày tỏ sự quan ngại về nhiều dự án đầu tư công kém hiệu quả, gây thất thoát ngân sách Nhà nước, cử tri Nguyễn Hà (quận Lê Chân, Hải Phòng) nêu ý kiến: Quốc hội, Chính phủ cần có một lộ trình cụ thể hơn trong quản lý và kiểm soát nợ công; cơ cấu lại đầu tư công gắn với cơ cấu lại tài chính, ngân sách Nhà nước và nợ công; công khai, minh bạch thông tin, tăng cường quản lý, giám sát đầu tư công, nhất là đối với các công trình cơ sở hạ tầng hiện đại, dự án lớn, trọng điểm; kiểm soát chặt chẽ chi phí các hạng mục sử dụng vốn vay ODA, vay ưu đãi nước ngoài; kịp thời phát hiện và xử lý nghiêm đối với cá nhân có biểu hiện tham ô, tham nhũng, làm thất thoát, lãng phí vốn, tài sản Nhà nước.
Cử tri Đỗ Viết Đức (cán bộ hưu trí, tổ 23, phường Tân Quang, thành phố Tuyên Quang) cho rằng, trước những chất vấn của đại biểu về tình hình nợ công tăng nhanh, gây áp lực trả nợ, Bộ trưởng Bộ Tài chính Đinh Tiến Dũng đã làm rõ những vấn đề liên quan đến việc kiểm soát nợ công, nâng cao hiệu quả đầu tư công.
Theo cử tri Đỗ Viết Đức, Bộ trưởng đã nêu ra nhiều giải pháp như hoàn thiện thể chế, tăng cường kiểm tra kiểm soát chi tiêu hiệu quả nợ công để kiểm soát nợ công. Tuy nhiên, để kiểm soát nợ công đảm bảo yêu cầu phát triển của đất nước Bộ Tài chính cần có những giải pháp cụ thể hơn nữa nhằm tăng nguồn thu ngân sách, kiểm soát tốt vấn đề thu chi, đặc biệt là nâng cao hiệu quả đầu tư công. Cử tri tin tưởng những giải pháp mà Bộ trưởng đưa ra, vấn đề nợ công sẽ được nhanh chóng giải quyết, tạo sự ổn định để đất nước phát triển bền vững.
Siết chặt thanh tra, kiểm tra, xử lý nghiêm sai phạm trong thu, nộp thuế
Theo cử tri Nguyễn Bích Việt (nguyên cán bộ tài chính, ở phường Hạ Lý, quận Hồng Bàng, Hải Phòng), thời gian qua, Quốc hội, Chính phủ và các bộ, ngành liên quan đã nỗ lực cải cách, hiện đại hóa hệ thống thuế theo hướng đơn giản, minh bạch, rõ ràng, tính liên kết, tự động hóa cao, đáp ứng yêu cầu đơn giản hóa thủ tục hành chính, hội nhập sâu rộng kinh tế toàn cầu.
Bà Nguyễn Bích Việt đồng tình với các câu trả lời của Bộ trưởng Đinh Tiến Dũng. Tuy nhiên, một số nội dung Bộ trưởng trả lời còn dàn trải, chưa đi thẳng vào vấn đề. Theo bà Việt, để công tác quản lý thuế, giải quyết nợ đọng thuế, chống thất thu thuế hiệu quả trong thời gian tới, Quốc hội, Chính phủ chỉ đạo Bộ Tài chính, các bộ, ngành liên quan, các địa phương tiếp tục hoàn thiện thế chế, siết chặt thanh tra, kiểm tra, xử lý nghiêm các sai phạm trong thu, nộp thuế; nâng cao năng lực thực hiện và quản lý dự án.
Các địa phương phải rà soát, kiểm tra các Giấy chứng nhận ưu đãi đầu tư của các doanh nghiệp và tổ chức truy thu thuế nếu Giấy chứng nhận ưu đãi đầu tư đã ghi không đúng. Thực tế, một số doanh nghiệp thành lập Chi nhánh tại Hải Phòng và một số doanh nghiệp mở rộng đầu tư giai đoạn 2, giai đoạn 3 nhưng vẫn được hưởng ưu đãi như đối với doanh nghiệp thành lập mới. Việc áp dụng ưu đãi này là không đúng với quy định trong Luật Thuế.
Cử tri Nguyễn Bích Việt đề nghị Quốc hội, Chính phủ chỉ đạo ngành Thuế và Thanh tra các địa phương cần tập trung kiểm tra đối với các doanh nghiệp có nguy cơ cao về rủi ro thuế; đồng thời, thông tin rộng rãi từng doanh nghiệp còn nợ đọng thuế, số thuế còn nợ trên phương tiện thông tin đại chúng.
Cho rằng phần trả lời chất vấn của Bộ trưởng Bộ Tài chính cần ngắn gọn hơn, cử tri Bùi Đức Vĩnh (Giám đốc Công ty TNHH MTV Khai Quang - Tuyên Quang) nêu ý kiến, bên cạnh vấn đề nợ công, hiệu quả đầu tư công thì tình trạng trốn thuế, gian lận thuế ngày càng tinh vi phức tạp gây thất thu ngân sách, làm triệt tiêu tính cạnh tranh giữa các doanh nghiệp, không công bằng cho các doanh nghiệp làm ăn chân chính…
Cử tri Bùi Đức Vĩnh mong muốn, trong các giải pháp mà Bộ trưởng Tài chính đưa ra như hoàn thiện thể chế, tăng cường thanh tra kiểm tra, tăng cường sự phối hợp với các ngành thì nội dung liên quan đến hóa đơn điện tử sẽ được triển khai sớm. Ngoài ra, thủ tục hành chính liên quan về thuế cần được rút ngăn hơn nữa, tạo điều kiện thuận lợi cho sự phát triển của các doanh nghiệp.
Tạo thuận lợi cho doanh nghiệp nâng cao sức cạnh tranh
Theo cử tri Trần Thị Phương Diệp, cán bộ Ngân hàng Woori Bank tại Việt Nam (Cầu Giấy, Hà Nội), tính đến giữa năm 2017, Hà Nội có trên 215.000 doanh nghiệp, là một trong hai trung tâm kinh tế lớn nhất cả nước và Hà Nội chiếm tỷ trọng cao thứ hai trong tổng thu ngân sách của Nhà nước.
Trong bối cảnh hiện nay, Nhà nước và thành phố đang tạo nhiều điều kiện thuận lợi cho cộng đồng doanh nghiệp hoạt động phát triển sản xuất, kinh doanh; nâng cao năng lực cạnh tranh. Trong đó tập trung vào cải cách, đơn giản hóa, hiện đại hóa thủ tục hành chính; công khai, minh bạch trong chính sách, giảm dần sự phân biệt giữa các thành phần kinh tế.
"Cộng đồng doanh nghiệp mong muốn Chính phủ, thành phố quan tâm tăng cường cải cách hành chính nhiều hơn nữa. Không chỉ cải cách về một cửa mà các thủ tục cần liên thông nhiều hơn giữa các cơ quan để người dân rút ngắn thời gian, chi phí thực hiện các thủ tục hành chính. Đồng thời, giải quyết những vướng mắc, bất cập như trong vấn đề kiểm tra chuyên ngành mà lâu nay cộng dồng doanh nghiệp xuất nhập khẩu phản ánh", cử tri Trần Thị Phương Diệp đưa ra ý kiến.
"Hoạt động kiểm tra chuyên ngành còn tồn tại quá nhiều bất cập mà nguyên nhân chính là bởi hệ thống văn bản quy phạm pháp luật về kiểm tra chuyên ngành ban hành quá nhiều, tới 344 văn bản đối với hàng hóa xuất nhập khẩu do các cơ quan có thẩm quyền của Nhà nước ban hành; trong đó, một số văn bản lại chồng chéo, phạm vi rộng.
Nhiều cơ quan kiểm tra chuyên ngành vẫn kiểm tra thủ công, chưa áp dụng rộng rãi phương pháp quản lý rủi ro; chưa đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin trong việc tiếp nhận xử lý hồ sơ, trao đổi dữ liệu thông tin, công nhận kết quả kiểm tra chuyên ngành", cử tri Trần Thị Phương Diệp nêu dẫn chứng.
Cần nâng cao hiệu quả đầu tư công
Nhận xét về phiên chất vấn, cử tri Nguyễn Duy Phương (Tiến sĩ Quản trị kinh doanh, Khoa Quản trị kinh doanh trường Đại học Lao động - Xã hội) cho rằng, nhiều đại biểu đã đặt câu hỏi rất thẳng thắn, rõ ràng về vấn đề nợ công trong bối cảnh nợ công ngày càng tăng cao, áp lực trả nợ lớn, tính hiệu quả của sử dụng vốn vay, việc kiểm soát chi tiêu nợ công, giải pháp quản lý rủi ro, sự minh bạch của tài chính công, cũng như nêu vấn đề về trách nhiệm của Bộ trưởng Bộ Tài chính về quản lý nợ công quốc gia.
"Lại một lần nữa câu chuyện nợ công được bàn đến tại nghị trường Quốc hội. Đây là điều dễ hiểu vì thực tế nợ công gây đội vốn đầu tư, thất thoát rất nhiều tiền, làm ảnh hưởng xấu đến sức khỏe nền kinh tế. Người dân lo âu là Nhà nước đang phải trả tiền gốc, tiền lãi, trả bù lỗ cho các doanh nghiệp Nhà nước đã đầu tư không hiệu quả, đơn cử như 12 doanh nghiệp, tập đoàn vừa qua", cử tri Nguyễn Duy Phương bộc bạch.
Theo cử tri Nguyễn Duy Phương, để giải quyết vấn đề nợ công phình to, rất cần Chính phủ kiên quyết cắt giảm các dự án không hiệu quả, chưa cần thiết, đẩy mạnh cơ cấu lại nền kinh tế gắn với đổi mới mô hình tăng trưởng, nâng cao năng suất, hiệu quả và sức cạnh tranh của nền kinh tế.
Đặc biệt là phải minh bạch trong công tác lập dự án và đánh giá, thẩm định dự án, cơ chế đánh giá hiệu quả kinh tế - xã hội sau khi dự án đã đi vào khai thác sử dụng. "Trần nợ công là 65% GDP, nay đã sắp chạm trần. Trong khi đó, tiềm lực tài chính của đất nước yếu, nếu không có biện pháp từ bây giờ thì những khó khăn sẽ lớn lên, làm bất ổn kinh tế - xã hội, đe dọa sự phát triển”, cử tri Nguyễn Duy Phương lo ngại.
Đồng tình với ý kiến trên, cử tri Trần Thị Phương Diệp, cán bộ Ngân hàng Woori Bank tại Việt Nam (Cầu Giấy, Hà Nội) cho biết: Mức nợ công cùng với tình trạng bội chi ngân sách đang gây áp lực rất lớn cho Chính phủ. Cử tri lo ngại để có tiền trả nợ thì Nhà nước phải tiếp tục vay tiền để đảo nợ, tăng thuế để tăng nguồn thu; cắt giảm các khoản đầu tư cho phúc lợi xã hội như giảm trợ cấp cho giáo dục, y tế...
"Chính phủ phải sớm có những giải pháp căn cơ cho vấn đề nợ công. Với Nghị quyết 07 về "Cơ cấu lại ngân sách nhà nước, quản lý an toàn nợ công để đảm bảo nền tài chính quốc gia an toàn, bền vững", tôi tin rằng, Chính phủ sẽ giải quyết được bài toán này", cử tri Trần Thị Phương Diệp nói.
Cũng bày tỏ sự quan ngại về nhiều dự án đầu tư công kém hiệu quả, gây thất thoát ngân sách Nhà nước, cử tri Nguyễn Hà (quận Lê Chân, Hải Phòng) nêu ý kiến: Quốc hội, Chính phủ cần có một lộ trình cụ thể hơn trong quản lý và kiểm soát nợ công; cơ cấu lại đầu tư công gắn với cơ cấu lại tài chính, ngân sách Nhà nước và nợ công; công khai, minh bạch thông tin, tăng cường quản lý, giám sát đầu tư công, nhất là đối với các công trình cơ sở hạ tầng hiện đại, dự án lớn, trọng điểm; kiểm soát chặt chẽ chi phí các hạng mục sử dụng vốn vay ODA, vay ưu đãi nước ngoài; kịp thời phát hiện và xử lý nghiêm đối với cá nhân có biểu hiện tham ô, tham nhũng, làm thất thoát, lãng phí vốn, tài sản Nhà nước.
Cử tri Đỗ Viết Đức (cán bộ hưu trí, tổ 23, phường Tân Quang, thành phố Tuyên Quang) cho rằng, trước những chất vấn của đại biểu về tình hình nợ công tăng nhanh, gây áp lực trả nợ, Bộ trưởng Bộ Tài chính Đinh Tiến Dũng đã làm rõ những vấn đề liên quan đến việc kiểm soát nợ công, nâng cao hiệu quả đầu tư công.
Theo cử tri Đỗ Viết Đức, Bộ trưởng đã nêu ra nhiều giải pháp như hoàn thiện thể chế, tăng cường kiểm tra kiểm soát chi tiêu hiệu quả nợ công để kiểm soát nợ công. Tuy nhiên, để kiểm soát nợ công đảm bảo yêu cầu phát triển của đất nước Bộ Tài chính cần có những giải pháp cụ thể hơn nữa nhằm tăng nguồn thu ngân sách, kiểm soát tốt vấn đề thu chi, đặc biệt là nâng cao hiệu quả đầu tư công. Cử tri tin tưởng những giải pháp mà Bộ trưởng đưa ra, vấn đề nợ công sẽ được nhanh chóng giải quyết, tạo sự ổn định để đất nước phát triển bền vững.
Siết chặt thanh tra, kiểm tra, xử lý nghiêm sai phạm trong thu, nộp thuế
Theo cử tri Nguyễn Bích Việt (nguyên cán bộ tài chính, ở phường Hạ Lý, quận Hồng Bàng, Hải Phòng), thời gian qua, Quốc hội, Chính phủ và các bộ, ngành liên quan đã nỗ lực cải cách, hiện đại hóa hệ thống thuế theo hướng đơn giản, minh bạch, rõ ràng, tính liên kết, tự động hóa cao, đáp ứng yêu cầu đơn giản hóa thủ tục hành chính, hội nhập sâu rộng kinh tế toàn cầu.
Bà Nguyễn Bích Việt đồng tình với các câu trả lời của Bộ trưởng Đinh Tiến Dũng. Tuy nhiên, một số nội dung Bộ trưởng trả lời còn dàn trải, chưa đi thẳng vào vấn đề. Theo bà Việt, để công tác quản lý thuế, giải quyết nợ đọng thuế, chống thất thu thuế hiệu quả trong thời gian tới, Quốc hội, Chính phủ chỉ đạo Bộ Tài chính, các bộ, ngành liên quan, các địa phương tiếp tục hoàn thiện thế chế, siết chặt thanh tra, kiểm tra, xử lý nghiêm các sai phạm trong thu, nộp thuế; nâng cao năng lực thực hiện và quản lý dự án.
Các địa phương phải rà soát, kiểm tra các Giấy chứng nhận ưu đãi đầu tư của các doanh nghiệp và tổ chức truy thu thuế nếu Giấy chứng nhận ưu đãi đầu tư đã ghi không đúng. Thực tế, một số doanh nghiệp thành lập Chi nhánh tại Hải Phòng và một số doanh nghiệp mở rộng đầu tư giai đoạn 2, giai đoạn 3 nhưng vẫn được hưởng ưu đãi như đối với doanh nghiệp thành lập mới. Việc áp dụng ưu đãi này là không đúng với quy định trong Luật Thuế.
Cử tri Nguyễn Bích Việt đề nghị Quốc hội, Chính phủ chỉ đạo ngành Thuế và Thanh tra các địa phương cần tập trung kiểm tra đối với các doanh nghiệp có nguy cơ cao về rủi ro thuế; đồng thời, thông tin rộng rãi từng doanh nghiệp còn nợ đọng thuế, số thuế còn nợ trên phương tiện thông tin đại chúng.
Cho rằng phần trả lời chất vấn của Bộ trưởng Bộ Tài chính cần ngắn gọn hơn, cử tri Bùi Đức Vĩnh (Giám đốc Công ty TNHH MTV Khai Quang - Tuyên Quang) nêu ý kiến, bên cạnh vấn đề nợ công, hiệu quả đầu tư công thì tình trạng trốn thuế, gian lận thuế ngày càng tinh vi phức tạp gây thất thu ngân sách, làm triệt tiêu tính cạnh tranh giữa các doanh nghiệp, không công bằng cho các doanh nghiệp làm ăn chân chính…
Cử tri Bùi Đức Vĩnh mong muốn, trong các giải pháp mà Bộ trưởng Tài chính đưa ra như hoàn thiện thể chế, tăng cường thanh tra kiểm tra, tăng cường sự phối hợp với các ngành thì nội dung liên quan đến hóa đơn điện tử sẽ được triển khai sớm. Ngoài ra, thủ tục hành chính liên quan về thuế cần được rút ngăn hơn nữa, tạo điều kiện thuận lợi cho sự phát triển của các doanh nghiệp.
Tạo thuận lợi cho doanh nghiệp nâng cao sức cạnh tranh
Theo cử tri Trần Thị Phương Diệp, cán bộ Ngân hàng Woori Bank tại Việt Nam (Cầu Giấy, Hà Nội), tính đến giữa năm 2017, Hà Nội có trên 215.000 doanh nghiệp, là một trong hai trung tâm kinh tế lớn nhất cả nước và Hà Nội chiếm tỷ trọng cao thứ hai trong tổng thu ngân sách của Nhà nước.
Trong bối cảnh hiện nay, Nhà nước và thành phố đang tạo nhiều điều kiện thuận lợi cho cộng đồng doanh nghiệp hoạt động phát triển sản xuất, kinh doanh; nâng cao năng lực cạnh tranh. Trong đó tập trung vào cải cách, đơn giản hóa, hiện đại hóa thủ tục hành chính; công khai, minh bạch trong chính sách, giảm dần sự phân biệt giữa các thành phần kinh tế.
"Cộng đồng doanh nghiệp mong muốn Chính phủ, thành phố quan tâm tăng cường cải cách hành chính nhiều hơn nữa. Không chỉ cải cách về một cửa mà các thủ tục cần liên thông nhiều hơn giữa các cơ quan để người dân rút ngắn thời gian, chi phí thực hiện các thủ tục hành chính. Đồng thời, giải quyết những vướng mắc, bất cập như trong vấn đề kiểm tra chuyên ngành mà lâu nay cộng dồng doanh nghiệp xuất nhập khẩu phản ánh", cử tri Trần Thị Phương Diệp đưa ra ý kiến.
"Hoạt động kiểm tra chuyên ngành còn tồn tại quá nhiều bất cập mà nguyên nhân chính là bởi hệ thống văn bản quy phạm pháp luật về kiểm tra chuyên ngành ban hành quá nhiều, tới 344 văn bản đối với hàng hóa xuất nhập khẩu do các cơ quan có thẩm quyền của Nhà nước ban hành; trong đó, một số văn bản lại chồng chéo, phạm vi rộng.
Nhiều cơ quan kiểm tra chuyên ngành vẫn kiểm tra thủ công, chưa áp dụng rộng rãi phương pháp quản lý rủi ro; chưa đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin trong việc tiếp nhận xử lý hồ sơ, trao đổi dữ liệu thông tin, công nhận kết quả kiểm tra chuyên ngành", cử tri Trần Thị Phương Diệp nêu dẫn chứng.
Theo Tin Tức
Các tin khác
- Tổng kết 10 năm hoạt động các Đội Công tác tuyên truyền văn hoá cơ sở thuộc 4 tỉnh Tây Nguyên 28/08/2023
- Đắk Lắk: Bồi dưỡng kiến thức pháp luật và kỹ năng truyền thông cho cán bộ, công chức làm công tác dân tộc
- Khai mạc Hội thi “Tìm hiểu về công tác cải cách hành chính và văn hóa công sở" năm 2024
- Đắk Lắk: Nhiều tập thể, cá nhân hiến tặng hiện vật văn hóa truyền thống
- Nhiều ý kiến tâm huyết góp phần nâng cao vai trò, vị trí của MTTQ Việt Nam nhiệm kỳ 2024 - 2029
- Đại hội đại biểu các DTTS huyện Krông Năng, tỉnh Đắk Lắk
- Nhân dân các dân tộc huyện Buôn Đôn đoàn kết, đổi mới, sáng tạo, phát huy lợi thế, tiềm năng, hội nhập và phát triển bền vững
- Đón Tết Bunpimay ở Buôn Đôn