Làng gốm cổ duy nhất còn lại ở Tây Nguyên

Cập nhật lúc: 08:09 23/10/2023

Ở xã Yang Tao, huyện Lắk, tỉnh Đắk Lắk có làng gốm thủ công của người Mnông. Đây là làng gốm cổ duy nhất còn lại trên địa bàn Tây Nguyên.

Sau khi lấy đất sét về, bà con loại sạch tạp chất, đặt đất lên cối giã nhuyễn rồi mới tạo phôi để chế tác sản phẩm. Khác với cách làm gốm ở các vùng miền, người M'Nông không dùng bàn xoay mà để đất nhuyễn trên đế gỗ có chiều cao khoảng 70cm, người làm gốm di chuyển quanh đế. Sau đó, người làm gốm sử dụng thanh tre vót mỏng để tạo hình, dùng miếng vải ướt để làm nhẵn sản phẩm, rồi phơi sản phẩm đến độ khô nhất định, nghệ nhân mới dùng que vẽ hoa văn, họa tiết, lấy hòn đá cuội chà bề mặt cho bóng, rồi tiếp tục phơi khô trong bóng râm. 

Cuối cùng các sản phẩm gốm được xếp trên đống củi khô. Sản phẩm nhỏ xếp bên trong, lớn xếp xung quanh phía ngoài, rồi đốt lửa nung gốm đến khi tất cả đỏ rực. Cuối cùng là sử dụng vỏ trấu, mùn cưa để hun tạo màu đen bóng đặc trưng riêng của gốm Yang Tao.

Dưới đây là hình ảnh công đoạn làm gốm thủ công của người Mnông: 

Các gùi đất sét nghệ nhân đào về để làm nguyên liệu
Các gùi đất sét nghệ nhân đào về để làm nguyên liệu
Đặt đất lên mặt sau của cối gỗ để giã
Đặt đất lên mặt sau của cối gỗ để giã
Công đoạn giã đất cho thật nhuyễn
Công đoạn giã đất cho thật nhuyễn
Trong quá trình giã đất phải thêm nước cho đất mềm và nhuyễn
Trong quá trình giã đất phải thêm nước cho đất mềm và nhuyễn
Tạo phôi sản phẩm gốm
Tạo phôi sản phẩm gốm
Phôi đất để làm sản phẩm
Phôi đất để làm sản phẩm
Người làm gốm xoay quanh khối gỗ tạo tạo hình sản phẩm
Người làm gốm xoay quanh khối gỗ để tạo hình sản phẩm
Dùng que tre vót mỏng làm nhẵn mịn bề mặt ngoài sản phẩm
Dùng que tre vót mỏng làm nhẵn mịn bề mặt ngoài sản phẩm
Dùng tấm khăn ướt làm bóng sản phẩm
Dùng tấm khăn ướt làm bóng sản phẩm
Sản phẩm gốm của người Mnông có màu đen được hun từ vỏ trấu
Sản phẩm gốm của người Mnông có màu đen được hun từ vỏ trấu

Nguồn/ Báo Dân tộc & Phát triển