Làng gốm cổ duy nhất còn lại ở Tây Nguyên
Cập nhật lúc: 08:09 23/10/2023
Ở xã Yang Tao, huyện Lắk, tỉnh Đắk Lắk có làng gốm thủ công của người Mnông. Đây là làng gốm cổ duy nhất còn lại trên địa bàn Tây Nguyên.
Sau khi lấy đất sét về, bà con loại sạch tạp chất, đặt đất lên cối giã nhuyễn rồi mới tạo phôi để chế tác sản phẩm. Khác với cách làm gốm ở các vùng miền, người M'Nông không dùng bàn xoay mà để đất nhuyễn trên đế gỗ có chiều cao khoảng 70cm, người làm gốm di chuyển quanh đế. Sau đó, người làm gốm sử dụng thanh tre vót mỏng để tạo hình, dùng miếng vải ướt để làm nhẵn sản phẩm, rồi phơi sản phẩm đến độ khô nhất định, nghệ nhân mới dùng que vẽ hoa văn, họa tiết, lấy hòn đá cuội chà bề mặt cho bóng, rồi tiếp tục phơi khô trong bóng râm.
Cuối cùng các sản phẩm gốm được xếp trên đống củi khô. Sản phẩm nhỏ xếp bên trong, lớn xếp xung quanh phía ngoài, rồi đốt lửa nung gốm đến khi tất cả đỏ rực. Cuối cùng là sử dụng vỏ trấu, mùn cưa để hun tạo màu đen bóng đặc trưng riêng của gốm Yang Tao.
Dưới đây là hình ảnh công đoạn làm gốm thủ công của người Mnông:
Các tin khác
- Tọa đàm Thực trạng và giải pháp về xây dựng chương trình bồi dưỡng kiến thức công tác dân tộc cho cán bộ, công chức, viên chức nói chung, vùng Tây nguyên nói riêng theo 4 nhóm đối tượng đến năm 2020
- Một số chính sách có hiệu lực từ tháng 2/2018
- Ủy ban Dân tộc tổ chức Hội nghị Triển khai nhiệm vụ công tác năm 2018
- Ban Dân tộc tổ chức thăm hỏi, hỗ trợ cho các hộ đồng bào DTTS gặp khó khăn do hậu quả thiên tai và tai nạn lao động trên địa bàn tỉnh
- Chính sách mới có hiệu lực từ tháng 12/2017
- Tuyên dương người có uy tín, nhân sĩ, trí thức, doanh nhân tiêu biểu dân tộc thiểu số
- Phó Chủ tịch Thường trực Quốc hội Tòng Thị Phóng gặp mặt đại biểu người có uy tín, nhân sỹ trí thức, doanh nhân dân tộc thiểu số tiêu biểu
- Tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật cho đồng bào dân tộc thiểu số, vùng sâu, vùng xa, vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn năm 2017 trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk