Làng gốm cổ duy nhất còn lại ở Tây Nguyên
Cập nhật lúc: 08:09 23/10/2023
Ở xã Yang Tao, huyện Lắk, tỉnh Đắk Lắk có làng gốm thủ công của người Mnông. Đây là làng gốm cổ duy nhất còn lại trên địa bàn Tây Nguyên.
Sau khi lấy đất sét về, bà con loại sạch tạp chất, đặt đất lên cối giã nhuyễn rồi mới tạo phôi để chế tác sản phẩm. Khác với cách làm gốm ở các vùng miền, người M'Nông không dùng bàn xoay mà để đất nhuyễn trên đế gỗ có chiều cao khoảng 70cm, người làm gốm di chuyển quanh đế. Sau đó, người làm gốm sử dụng thanh tre vót mỏng để tạo hình, dùng miếng vải ướt để làm nhẵn sản phẩm, rồi phơi sản phẩm đến độ khô nhất định, nghệ nhân mới dùng que vẽ hoa văn, họa tiết, lấy hòn đá cuội chà bề mặt cho bóng, rồi tiếp tục phơi khô trong bóng râm.
Cuối cùng các sản phẩm gốm được xếp trên đống củi khô. Sản phẩm nhỏ xếp bên trong, lớn xếp xung quanh phía ngoài, rồi đốt lửa nung gốm đến khi tất cả đỏ rực. Cuối cùng là sử dụng vỏ trấu, mùn cưa để hun tạo màu đen bóng đặc trưng riêng của gốm Yang Tao.
Dưới đây là hình ảnh công đoạn làm gốm thủ công của người Mnông:
Các tin khác
- Tập huấn Đề án hỗ trợ hoạt động Bình đẳng giới vùng dân tộc thiểu số trên địa bàn tỉnh năm 2023
- LỄ CÔNG BỐ QUYẾT ĐỊNH LÃNH ĐẠO QUẢN LÝ CẤP SỞ VÀ CÔNG BỐ QUYẾT ĐỊNH NGHỈ HƯU, QUYẾT ĐỊNH ĐIỀU ĐỘNG BỔ NHIỆM LÃNH ĐẠO CẤP PHÒNG THUỘC BAN DÂN TỘC
- Nhìn lại vụ việc khủng bố tại Đắk Lắk: Dựa vào tai mắt Nhân dân
- Phó Thủ tướng Trần Lưu Quang Chủ trì Hội nghị trực tuyến về tình hình thực hiện các Chương trình MTQG
- Thực hiện các giải pháp tháo gỡ khó khăn, thúc đẩy triển khai thực hiện 3 chương trình mục tiêu quốc gia
- Tiếp tục thực hiện quyết liệt các chương trình mục tiêu quốc gia
- Phát huy nguồn lực từ Tiểu dự án 1, Dự án 5, Chương trình MTQG 1719: Ưu tiên đầu tư những cơ sở giáo dục thực sự khó khăn (Bài 2)
- Phát huy nguồn lực từ Tiểu dự án 1, Dự án 5, Chương trình MTQG 1719: Đẩy mạnh phổ cập xóa mù chữ vùng đồng bào DTTS (Bài 1)