Khiếu nại kéo dài tại Cty TNHH MTV Cà phê Chư Quynh (Đắk Lắk): Đâu là nguyên nhân?
Cập nhật lúc: 09:01 16/08/2011
Gần đây, Báo Thanh tra liên tục nhận được nhiều đơn tố cáo lãnh đạo Cty TNHH MTV Cà phê Chư Quynh (gọi tắt là Cty Cà phê Chư Quynh), với nội dung như: Cố ý làm trái quy định về sử dụng đất nông nghiệp, đơn phương chấm dứt hợp đồng giao khoán trái pháp luật, giao khoán sản lượng ở mức cao… Mặc dù có sự chỉ đạo của Thanh tra Bộ NN&PTNT, Thanh tra tỉnh Đắk Lắk, nhằm giải quyết dứt điểm, nhưng đến nay vẫn chưa tiến triển gì, trong khi tình hình khiếu kiện đang diễn biến gay gắt…
Theo nội dung đơn của ông Lê Thành Châu (thôn 21, xã Ea Ning, huyện Cư Kuin, Đắk Lắk), năm 1980, gia đình ông được Nông trường Cà phê Việt - Đức 5 cho phép sử dụng 0,84 ha đất nông nghiệp tại đội 43. Đến tháng 10/1996, Nông trường Cà phê Chư Quynh lập sổ hợp đồng giao khoán đất vườn cây tại thửa đất trên mà không cho nhận hồ sơ giao khoán đất nông nghiệp như theo quy định tại Nghị định số 01/NĐ-CP ngày 4/1/1995 của Chính phủ. Thấy vậy, ông Châu làm đơn khiếu nại gửi Cty Cà phê Chư Quynh (tiền thân là Nông trường Cà phê Việt - Đức 5, Nông trường Cà phê Chư Quynh) và đến ngày 16/12/2009, Cty giao cho ông Châu 2 sổ hợp đồng giao khoán sản xuất cà phê, nhưng nội dung ghi trái với mẫu số 03/HĐ ban hành kèm Thông tư 102/2006/BNN&PTNT. Sau đó, Cty tiếp tục giao cho ông Châu biên bản giao nhận khoán về đất đã có cây cà phê kinh doanh, tờ trích lục bản đồ giao khoán, nội dung cũng đều trái với các mẫu hiện hành. Do quyền lợi chính đáng không đảm bảo, trong khi gia đình tự đầu tư 100% vốn và công sức để chăm sóc vườn cây cà phê, khi Cty buộc phải giao nộp sản lượng ngoài hợp đồng là 3.426 kg cà phê tươi thì ông không chấp nhận. Sau đó, Cty khởi kiện ra toà án xét xử buộc ông giao nộp đủ sản lượng cà phê trên, đồng thời giao trả lại thửa đất cho Cty quản lý.
Các hộ Hồ Sỹ Tùng, Hoàng Hùng, Trần Văn Đình, Nguyễn Văn Nhơn, Lê Văn Đỏ, Nguyễn Thị Hằng… (thôn 7 và 23, xã Ea Ning) đều phản ứng việc Cty xâm phạm chế độ sử dụng đất nông nghiệp, vì họ là những hộ dân tình nguyện đi xây dựng vùng kinh tế mới, các vườn cây cà phê của họ tự trồng và đầu tư đến thời kỳ kiến thiết cơ bản và kinh doanh, nhưng nếu không giao nộp sản lượng theo quy định của Cty thì bảo vệ đơn vị không cho thu hoạch đem về nhà và sẽ thu hồi lại diên tích đất vườn cà phê… Đáng chú ý, là trường hợp của ông Hà Văn Quyết (thôn 7, Ea Ning). Theo ông Quyết, ngoài việc Cty xâm phạm chế độ sử dụng đất nông nghiệp trước đây được giao, nay buộc phải giao sản lượng cà phê ngoài hợp đồng ông không đồng ý, nên khi đang thu hoạch sản phẩm liền bị bảo vệ của Cty xông vào đánh gây thương tích nặng cho hai con của ông là Hồ Văn Lợi và Hồ Đức Bình.
PV Báo Thanh tra đã về tận cơ sở tìm hiểu vụ việc và làm việc trực tiếp với ông Nguyễn Văn Thành, Phó Giám đốc Cty Cà phê Chư Quynh về các thắc mắc của dân. Ông Thành thừa nhận, trong quá trình triển khai ký hợp đồng giao khoán mới, Cty chưa thực hiện trích đo diện tích cụ thể của từng hộ nên không đảm bảo chính xác được. Về mức giao khoán sản lượng cà phê, trước đây Cty thu 6% là theo số dư giảm dần, nay thu theo quy định của Nghị định 135/NĐ-CP là cao hơn.
Khi triển khai hợp đồng giao khoán mới, Cty bàn giao đầy đủ hồ sơ đến các hộ xem có gì vướng mắc thì kiến nghị, nhưng có trường hợp giữ lại hồ sơ không nộp lên Cty. Đáp lại ý kiến ông Thành, nhiều hộ dân bức xúc: “Vườn cà phê của dân tự trồng tự chăm sóc và sẵn sàng giao nộp sản lượng theo quy định của Nhà nước, nay Cty áp đặt mức giao khoán cao hơn trước, thì dân không thể gánh chịu được”.
Trả lời câu hỏi: Vì sao Cty không đầu tư hỗ trợ cho dân một khoản nào, nhưng lại thu sản lượng giao khoán cà phê khá cao? Ông Thành nói rằng, do trước đây thu không đủ chi nên Cty phải vay vốn ngân hàng, nay phân bổ nguồn vay này vào từng vườn cây của bà con mới có thể trả vốn và lãi được. Về các khoản thu này đều có ghi trong hợp đồng và được Đại hội cán bộ, CNVC của Cty thông qua…(?). Vẫn theo ông Thành, các khoản thu thêm của hộ nhận khoán vườn cà phê là còn để trang trải chi phí hành chính, công đoàn, văn hoá - thể thao, cùng nhiều hoạt động khác của Cty… (!?).
Ông Thành khẳng định, Cty có đưa lực lượng bảo vệ xuống vườn các hộ còn nợ sản lượng để xem có nộp hay không, nếu không sẽ lập biên bản, còn bảo vệ không hề vào vườn và nhà dân ép buộc hay khuân vác cà phê của dân. Có trường hợp bảo vệ yêu cầu bà con dừng thu hoạch để xác định sản lượng, nhưng người dân tự vứt cà phê ra đường rồi đổ vấy cho bảo vệ. Ngược lại, nhiều người dân và cán bộ các thôn đều phản ánh, vào vụ thu hoạch lực lượng bảo vệ Cty lùng sục suốt ngày đêm ngoài rẫy, buộc chủ vườn ký vào biên bản nộp sản lượng ngay tại chỗ mới cho thu hoạch. Có trường hợp bảo vệ xông vào nhà vác cà phê của dân rồi nhảy lên xe chạy mất…
Lãnh đạo Cty cũng khẳng định không có việc bảo vệ xông vào đánh con ông Quyết trong tối ngày 17/1/2011 tại vườn cà phê của ông. Song, ý kiến những người dân chứng kiến là, chính ông Hợi cùng các nhân viên bảo vệ khác đang mật phục ngoài vườn cà phê, khi thấy ông Quyết ra hô hoán bị mất cà phê, hai con ông nhanh chân chạy ra tiếp cứu cho cha, liền bị các bảo vệ xông vào tới tấp rồi chuồn mất. Hậu quả là em Hà Đức Bình (SN 1997) bị rách đỉnh da đầu phải vào cấp cứu tại Bệnh viện Đa khoa Đắk Lắk, còn em Hà Văn Lợi (SN 1993, xem ảnh) mắt phải bị chấn thương sụn dập nhãn cầu, phải ra tận Bệnh viện Mắt Trung ương (Hà Nội) điều trị dài ngày, nay vẫn còn di chứng.
Chúng tôi cũng liên hệ làm việc với một Phó Trưởng Công an huyện Cư Kuin, nhưng chỉ nhận được câu trả lời: “Vụ việc đang trong quá trình điều tra, nếu Báo có yêu cầu thì gửi văn bản đến Cơ quan điều tra mới trả lời được” (?).
Qua bài viết này, đề nghị Lãnh đạo Tổng Cty Cà phê Việt Nam và các cơ quan chức năng cần sớm kiểm tra làm rõ các hoạt động của Cty Cà phê Chư Quynh, và hành vi “côn đồ” của bảo vệ công ty này.
Theo nội dung đơn của ông Lê Thành Châu (thôn 21, xã Ea Ning, huyện Cư Kuin, Đắk Lắk), năm 1980, gia đình ông được Nông trường Cà phê Việt - Đức 5 cho phép sử dụng 0,84 ha đất nông nghiệp tại đội 43. Đến tháng 10/1996, Nông trường Cà phê Chư Quynh lập sổ hợp đồng giao khoán đất vườn cây tại thửa đất trên mà không cho nhận hồ sơ giao khoán đất nông nghiệp như theo quy định tại Nghị định số 01/NĐ-CP ngày 4/1/1995 của Chính phủ. Thấy vậy, ông Châu làm đơn khiếu nại gửi Cty Cà phê Chư Quynh (tiền thân là Nông trường Cà phê Việt - Đức 5, Nông trường Cà phê Chư Quynh) và đến ngày 16/12/2009, Cty giao cho ông Châu 2 sổ hợp đồng giao khoán sản xuất cà phê, nhưng nội dung ghi trái với mẫu số 03/HĐ ban hành kèm Thông tư 102/2006/BNN&PTNT. Sau đó, Cty tiếp tục giao cho ông Châu biên bản giao nhận khoán về đất đã có cây cà phê kinh doanh, tờ trích lục bản đồ giao khoán, nội dung cũng đều trái với các mẫu hiện hành. Do quyền lợi chính đáng không đảm bảo, trong khi gia đình tự đầu tư 100% vốn và công sức để chăm sóc vườn cây cà phê, khi Cty buộc phải giao nộp sản lượng ngoài hợp đồng là 3.426 kg cà phê tươi thì ông không chấp nhận. Sau đó, Cty khởi kiện ra toà án xét xử buộc ông giao nộp đủ sản lượng cà phê trên, đồng thời giao trả lại thửa đất cho Cty quản lý.
Các hộ Hồ Sỹ Tùng, Hoàng Hùng, Trần Văn Đình, Nguyễn Văn Nhơn, Lê Văn Đỏ, Nguyễn Thị Hằng… (thôn 7 và 23, xã Ea Ning) đều phản ứng việc Cty xâm phạm chế độ sử dụng đất nông nghiệp, vì họ là những hộ dân tình nguyện đi xây dựng vùng kinh tế mới, các vườn cây cà phê của họ tự trồng và đầu tư đến thời kỳ kiến thiết cơ bản và kinh doanh, nhưng nếu không giao nộp sản lượng theo quy định của Cty thì bảo vệ đơn vị không cho thu hoạch đem về nhà và sẽ thu hồi lại diên tích đất vườn cà phê… Đáng chú ý, là trường hợp của ông Hà Văn Quyết (thôn 7, Ea Ning). Theo ông Quyết, ngoài việc Cty xâm phạm chế độ sử dụng đất nông nghiệp trước đây được giao, nay buộc phải giao sản lượng cà phê ngoài hợp đồng ông không đồng ý, nên khi đang thu hoạch sản phẩm liền bị bảo vệ của Cty xông vào đánh gây thương tích nặng cho hai con của ông là Hồ Văn Lợi và Hồ Đức Bình.
PV Báo Thanh tra đã về tận cơ sở tìm hiểu vụ việc và làm việc trực tiếp với ông Nguyễn Văn Thành, Phó Giám đốc Cty Cà phê Chư Quynh về các thắc mắc của dân. Ông Thành thừa nhận, trong quá trình triển khai ký hợp đồng giao khoán mới, Cty chưa thực hiện trích đo diện tích cụ thể của từng hộ nên không đảm bảo chính xác được. Về mức giao khoán sản lượng cà phê, trước đây Cty thu 6% là theo số dư giảm dần, nay thu theo quy định của Nghị định 135/NĐ-CP là cao hơn.
Khi triển khai hợp đồng giao khoán mới, Cty bàn giao đầy đủ hồ sơ đến các hộ xem có gì vướng mắc thì kiến nghị, nhưng có trường hợp giữ lại hồ sơ không nộp lên Cty. Đáp lại ý kiến ông Thành, nhiều hộ dân bức xúc: “Vườn cà phê của dân tự trồng tự chăm sóc và sẵn sàng giao nộp sản lượng theo quy định của Nhà nước, nay Cty áp đặt mức giao khoán cao hơn trước, thì dân không thể gánh chịu được”.
Trả lời câu hỏi: Vì sao Cty không đầu tư hỗ trợ cho dân một khoản nào, nhưng lại thu sản lượng giao khoán cà phê khá cao? Ông Thành nói rằng, do trước đây thu không đủ chi nên Cty phải vay vốn ngân hàng, nay phân bổ nguồn vay này vào từng vườn cây của bà con mới có thể trả vốn và lãi được. Về các khoản thu này đều có ghi trong hợp đồng và được Đại hội cán bộ, CNVC của Cty thông qua…(?). Vẫn theo ông Thành, các khoản thu thêm của hộ nhận khoán vườn cà phê là còn để trang trải chi phí hành chính, công đoàn, văn hoá - thể thao, cùng nhiều hoạt động khác của Cty… (!?).
Ông Thành khẳng định, Cty có đưa lực lượng bảo vệ xuống vườn các hộ còn nợ sản lượng để xem có nộp hay không, nếu không sẽ lập biên bản, còn bảo vệ không hề vào vườn và nhà dân ép buộc hay khuân vác cà phê của dân. Có trường hợp bảo vệ yêu cầu bà con dừng thu hoạch để xác định sản lượng, nhưng người dân tự vứt cà phê ra đường rồi đổ vấy cho bảo vệ. Ngược lại, nhiều người dân và cán bộ các thôn đều phản ánh, vào vụ thu hoạch lực lượng bảo vệ Cty lùng sục suốt ngày đêm ngoài rẫy, buộc chủ vườn ký vào biên bản nộp sản lượng ngay tại chỗ mới cho thu hoạch. Có trường hợp bảo vệ xông vào nhà vác cà phê của dân rồi nhảy lên xe chạy mất…
Lãnh đạo Cty cũng khẳng định không có việc bảo vệ xông vào đánh con ông Quyết trong tối ngày 17/1/2011 tại vườn cà phê của ông. Song, ý kiến những người dân chứng kiến là, chính ông Hợi cùng các nhân viên bảo vệ khác đang mật phục ngoài vườn cà phê, khi thấy ông Quyết ra hô hoán bị mất cà phê, hai con ông nhanh chân chạy ra tiếp cứu cho cha, liền bị các bảo vệ xông vào tới tấp rồi chuồn mất. Hậu quả là em Hà Đức Bình (SN 1997) bị rách đỉnh da đầu phải vào cấp cứu tại Bệnh viện Đa khoa Đắk Lắk, còn em Hà Văn Lợi (SN 1993, xem ảnh) mắt phải bị chấn thương sụn dập nhãn cầu, phải ra tận Bệnh viện Mắt Trung ương (Hà Nội) điều trị dài ngày, nay vẫn còn di chứng.
Chúng tôi cũng liên hệ làm việc với một Phó Trưởng Công an huyện Cư Kuin, nhưng chỉ nhận được câu trả lời: “Vụ việc đang trong quá trình điều tra, nếu Báo có yêu cầu thì gửi văn bản đến Cơ quan điều tra mới trả lời được” (?).
Qua bài viết này, đề nghị Lãnh đạo Tổng Cty Cà phê Việt Nam và các cơ quan chức năng cần sớm kiểm tra làm rõ các hoạt động của Cty Cà phê Chư Quynh, và hành vi “côn đồ” của bảo vệ công ty này.
Các tin khác
- Đắk Lắk: Nhiều địa phương tổ chức Hội thi tìm hiểu pháp luật về công tác dân tộc
- Krông Búk (Đắk Lắk): 60 thí sinh tham gia Hội thi Tìm hiểu pháp luật lĩnh vực công tác dân tộc
- Ea Kar (Đắk Lắk): Tổ chức Hội thi tìm hiểu pháp luật về lĩnh vực công tác dân tộc
- Cư M'gar (Đăk Lăk): Tổ chức Hội thi tìm hiểu pháp luật về lĩnh vực công tác dân tộc
- Ban Dân tộc tỉnh Đắk Lắk kiểm tra công tác Điều tra, thu thập thông tin về thực trạng kinh tế - xã hội 53 DTTS
- Ban Dân tộc tỉnh Đắk Lắk trang bị kiến thức phòng chống ma túy cho gần 500 cán bộ cơ sở, Người có uy tín
- Ra quân điều tra, thu thập thông tin về thực trạng kinh tế - xã hội của 53 dân tộc thiểu số năm 2024
- Đại hội đại biểu các DTTS tỉnh Đắk Lắk tổ chức trong tháng 10